[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Vì sao lại có chứng nóng dạ dày?
Ăn thức ăn cay là một trong những nguyên nhân chính gây hiện tượng này. Hút thuốc lá, uống rượu và ăn đồ nóng cũng là thủ phạm. Nóng dạ dày sẽ gây bỏng, cần phải được làm mát. Nếu hiện tượng này không được kiểm soát, các dịch vị trong dạ dày có thể bị đốt cháy.
Uống nước mát là một trong những cách tốt nhất để giảm nóng cho dạ dày và ngăn không cho bị bỏng. Ngoài ra, uống sữa lạnh và ăn sữa chua cũng sẽ làm mát dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Bạn cũng có thể uống nước ép hoa quả tươi.
Nước dừa cũng là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất để điều trị nóng dạ dày và cung cấp một số hiệu ứng làm mát. Tuy nhiên, tránh các thức ăn cay nóng là biện pháp khắc phục quan trọng nhất. Tránh dùng gia vị quá nhiều và các loại đồ uống có caffeine và nóng như trà, cà phê… https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-da-day-co-phat-hien-ung-thu-khong.html
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục chứng nóng dạ dày và làm giảm quá trình bỏng tự nhiên.
Chuối: Chuối sẽ giúp giảm chứng nóng dạ dày hiệu quả. Vì chuối trung hòa axit trong dạ dày và tạo ra một hiệu ứng nhẹ nhàng. Bạn có thể ăn chuối chín hoặc nghiền với sữa.
Hạnh nhân: Đây là biện pháp truyền thống để điều trị nóng dạ dày. Ngâm hạnh nhân qua đêm và ăn với sữa tươi cho bữa ăn sáng.
Sữa tươi: Sữa tươi có thể giảm nhiệt cho dạ dày. Nó tạo ra cảm giác dịu mát với tình trạng bỏng dạ dày.
Cháo: Cháo làm dịu mát dạ dày và làm tăng hàm lượng nước trong cơ thể. Nếu bạn ăn cháo mà không cần thêm gia vị, nó có thể giúp giảm nóng dạ dày hiệu quả. Bạn thậm chí có thể để nó nguội lạnh để có được kết quả tốt nhất.
Nước ép bắp cải: Bắp cải cũng như nước ép của nó ngoài việc giúp bạn giảm cân còn rất tốt để điều trị nóng dạ dày.
Dưa chuột: Dưa chuột chứa 95 % nước. Vì vậy, nó sẽ giúp dạ dày của bạn mát một cách tự nhiên.
Bơ: Bơ là loại trái cây dễ tiêu hóa và cũng đã được sử dụng để giảm nóng cho dạ dày một cách tự nhiên. Bạn có thể ăn quả bơ tươi hoặc uống nước ép để điều trị chứng nóng dạ dày.
Những điều cần biết khi đi nội soi dạ dày?
Bộ máy tiêu hóa đi từ miệng đến hậu môn đó là ống tiêu hóa, ngoài ống tiêu hóa còn có gan và tụy. Tụy nằm ngoài ống tiêu hóa nhưng các cơ quan này đổ các dịch tiêu hóa vào ống tiêu hóa chính vì vậy việc thăm khám các bệnh lý đường tiêu hóa rất phức tạp. Hiện nay với sự tiến bộ của y học phương pháp nội soi ra đời nên việc phát hiện và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa trở lên đơn giản hơn rất nhiều.
Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày là một xét nghiệm được thực hiện để quan sát trực tiếp hình ảnh bên trong dạ dày – tá tràng thông qua một ống dài linh động, có nguồn đèn sáng và camera ở đầu. Ống nội soi được bác sĩ đưa vào miệng và họng của bệnh nhân, sau đó đi qua thực quản rồi xuống dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non).
Hiện nay có thêm phương pháp nội soi dạ dày mới là nội soi qua đường mũi. Phương pháp nội soi với ống nội soi khẩu kính nhỏ hơn ( đường kính 5,9mm) được đưa qua mũi xuống vùng hầu họng để khảo sát thực quản, dạ dày đã giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn, không còn nổi lo sợ khi được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày.
Những ai cần phải thực hiện nội soi?
Những bệnh nhân thường xuyên có những triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, đau thượng vị, buồn nôn hoặc nôn, khó nuốt, nôn hay đi ngoài ra máu… Dựa vào kết quả nội soi, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Ngay cả những bệnh nhân đã được chẩn đoán rõ về bệnh thì bệnh nhân cũng có thể được chỉ định nội soi dạ dày để tìm xem có nhiễm vi khuẩn hay tìm ung thư.
Sau quá trình điều trị bệnh nhân cũng cần nội soi lại để đánh giá kết quả.
Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày?
Toàn bộ dạ dày phải sạch, không có thức ăn thì mới quan sát được vùng niên mạc dạ dày có bị tổn thương hay không. Vì vậy bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi đi nội soi dạ dày.
Không uống những loại nước có màu: coca cola, cafe, nước cam, sữa… nếu uống nước thì chỉ uống nước trắng thôi cho dễ quan sát vùng dạ dày.
Bệnh nhân không được uống các loại thuốc băng niên mạc dạ dày: Gastropulgit, Phosphalugel… trước khi làm nội soi.
Những chú ý sau khi nội soi dạ dày
Sau nội soi, nếu bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần sẽ được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp. Khi đã ổn định, bệnh nhân sẽ trở lại phòng bệnh hoặc về nhà nếu ngoại trú. Lúc này bệnh nhân cần có nhà đưa về, không tự đi một mình.
Không nên ăn uống bất kỳ một thứ gì trong vòng một giờ sau nội soi hoặc trước khi có sự đánh giá của bác sĩ.
Một số vấn đề thường gặp sau khi soi dạ dày: Cảm giác đau họng ít, Bụng có cảm giác chướng hơi nhẹ
Hệ quả khi bị đi ngoài ra máu đen
Khi bị đi ngoài ra máu đen nhiều lần có thể gây mất máu
Có thể thấy người bệnh thường bị huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ khó bắt, có thể bị ngất, rối loạn ý thức hoặc có sốc do chảy máu.
Đi ngoài ra máu đen nhiều có thể thấy người da xanh xao, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh.
Ngoài ra còn một số triệu chứng nhẹ hơn, kín đáo hơn như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày
Đi ngoài ra máu đen là dấu hiệu của bệnh gì?
Bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu đen hay máu tươi người ta thường nghĩ tới bệnh trĩ đầu tiên. Nếu bạn mắc phải bệnh trĩ thì hiện tượng chảy máu xuất hiện trong quá trình hoặc sau khi đại tiện, bệnh trĩ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nên khi thấy những dấu hiệu này cần phải đi khám kịp thời.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẻ hậu môn là một căn bệnh gây cho bệnh nhân nhiều đau đớn và khó chịu. Biểu hiện của chứng bệnh này đó là đi ngoài ra máu, máu nhỏ giọt hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh. Trường hợp mới bị nứt kẽ, sau khi bạn đại tiện thì sẽ thấy đau dữ dội.
Polyp hậu môn
Đi ngoài ra máu đen cũng là triệu chứng của bệnh Polyp hậu môn, khi bị Polyp hậu môn bệnh nhân có triệu chứng duy nhất là đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đen với số lượng nhiều, nhiều khi có tình trạng thiếu máu nặng do mất máu trong thời gian ngắn, máu có thể ra khi không đại tiện.
Các bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa cũng vô cùng nguy hiểm, nếu bạn mắc các bệnh về tiêu hóa thì máu có màu đen hoặc đỏ thẫm, bộ phận bị chảy máu thường là đoạn trên đường tiêu hóa, còn chảy máu dưới đường tiêu hóa thì thường là máu đỏ tươi.
Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng ngoài dấu hiệu đi ngoài ra máu đen còn kèm theo táo bón, máu thường phủ lên phân và nhỏ giọt. Thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên
Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ
>>>https://pacifichealthcare.vn/di-ngoai-ra-mau-va-chat-nhay.html
Ung thư đại tràng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong đứng thứ hai (sau ung thư phổi) trong các loại ung thư tại Mỹ. Mỗi năm trên toàn thế giới có gần một triệu ca mới mắc bệnh, chiếm từ 9-10% trong các loại ung thư.
Khảo sát cho thấy, những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng. Tại Anh, ung thư đại tràng được xem là căn bệnh phổ biến thứ 4.
3 triệu chứng chính của ung thư đại tràng
1. Đi đại tiện ra máu liên tục trong phân, điều này có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống hoặc các tổn thương bên trong ruột. Nếu nguyên nhân là do ung thư đại tràng, phân qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu.
2. Thay đổi thói quen đi đại tiện, thường xuyên đi nặng hơn với tình trạng phân lỏng. Bên cạnh đó, đi ngoài phân nhỏ kèm táo bón cũng chứng tỏ đường đào thải phân đã gặp phải những vật cản khác như khối u trong đại tràng, làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi.
3. Đau bụng dai dẳng. Khi khối u phát triển trong đại tràng có thể làm cản trở đường ruột, gây ra những cơn đau do co thắt ở dạ dày mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào sự phát triển của khối u.
Khi có các dấu hiệu nói trên, bạn nên đi xét nghiệm ung thư đại tràng càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, ung thư đại tràng https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-dai-trang-co-phai-nhin-an-khong.html còn một số biểu hiện khác như giảm cân không rõ lý do, cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc, thấy buồn nôn hoặc nôn.
Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng thường không rõ ràng hoặc dễ bị nhầm lẫn, nên có rất nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, khó chữa.
Bên cạnh đó, một số dấu hiệu của các chứng bệnh thông thường khác cũng có thể dễ bị nhầm lẫn là ung thư đại tràng:
- Máu trong phân kèm theo triệu chứng đau, chảy máu có thể là do bệnh trĩ
- Đau bụng, táo bón có thể do thay đổi thói quen ăn uống và bạn có thể khắc phục bằng cách uống thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.
Ung thư đại tràng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào giai đoạn và hướng điều trị bệnh nhân đang áp dụng.